Một số quy định đồng phục công ty mà dân công sở không thể bỏ qua


Khác với văn hoá các nước phương Tây đề cao sự tự do, bình đẳng thì các nước phương Đông thường có những quy định đồng phục công ty cụ thể và phân chia tầng lớp rõ ràng. Vì vậy, tại hầu hết các doanh nghiệp của Việt Nam đều có những quy định riêng về việc mặc đồng phục sao cho phù hợp với tiêu chí và văn hoá doanh nghiệp. 

Cùng ModaViet tìm hiểu một số quy định đối với việc mặc đồng phục tại các công ty trong bài viết này nhé!

 

1. Đồng phục công ty là gì?

 

Việc nhân viên trong cùng một công ty mặc cùng một kiểu áo, quầy, váy hay phụ kiện đã trở thành một nét văn hoá không thể thiếu tại các doanh nghiệp. Không chỉ mang đến sự đồng bộ về hình ảnh, nâng cao tính thẩm mỹ thì đồng phục công ty cũng được coi là một “đại sứ thương hiệu” giúp tăng độ nhận diện của doanh nghiệp khi nhân viên mặc đồng phục.

 

 

feedback đồng phục Fennik
Đồng phục công ty giúp tăng độ nhận diện thương hiệu

 

2. Những quy định về việc mặc đồng phục thường thấy ở các công ty

2.1 Quy cách mặc đồng phục cho doanh nghiệp

  • Cán bộ, nhân viên phải mặc đồng phục khi tới công ty và sử dụng trong suốt quá trình làm việc.
  • Không cắt, sửa đồng phục quá khác so với mẫu ban đầu. Ví dụ: Với đồng phục váy không được sửa quá ngắn tránh gây phản cảm,…
  • Không mặc đồng phục đã quá cũ rách. Trường hợp không thể mặc đồng phục do cũ rách hoặc chật do bầu bí phải báo lại với cán bộ/nhân viên phụ trách.
     

 


Áo đồng phục sơ mi BIDV được thiết kế bởi ModaViet

 

 

2.2 Quy định về thời gian mặc đồng phục

Quy định về thời gian mặc đồng phục sẽ linh hoạt theo yêu cầu của từng công ty. Ví dụ có công ty yêu cầu nhân viên mặc đồng phục trong toàn thời gian làm việc tại công ty, nhưng có công ty chỉ yêu cầu nhân viên mặc đồng phục vào thứ 2 hoặc thứ 6,…


Áo đồng phục nhân viên nam nữ BIDV

2.3 Hình thức kỷ luật khi nhân viên vi phạm quy định về đồng phục

 

Đi kèm với thông báo quy định đồng phục công ty đều có điều khoản xử phạt những trường hợp làm trái quy định. Đây là cách để công ty kiểm soát được hình ảnh chung của mình cũng như đánh giá về tính tự giác, kỷ luật của đội ngũ nhân viên.

Hình thức kỷ luật sẽ được áp dụng công bằng không phân biệt quản lý hay nhân viên.

Thông thường hình thức kỷ luật có thể là nhắc nhở, phạt tiền hay nặng là chấm dứt hợp đồng lao động.

 

3. Những điều cần tránh khi mặc đồng phục công ty

3.1 Không sử dụng đồng phục đã cũ, bị rách


Trang phục là điểm gây ấn tượng đầu tiên khi giao tiếp. Một bộ đồng phục đã cũ hoặc bị rách sẽ chẳng thể nào đem đến ấn tượng tốt đẹp cho đối phương, nhất là với những nhân viên thường xuyên tiếp xúc với khách hàng.

Hình in bị vỡ nứt
Hình in bị vỡ nứt

Vì vậy, nếu đồng phục của bạn đã quá cũ, bạc màu, bị sờn vai hoặc rách chỉ thì nên thông báo với cán bộ/nhân viên chuyên trách để được cấp một bộ đồng phục mới nhé.

 

3.2 Không cắt sửa hoặc kết hợp với trang phục quá ngắn hay quá mỏng

Văn hóa công sở đặc biệt kiêng kỵ với những trang phục hở hang, quá ngắn hoặc quá mỏng. Mặc dù phái đẹp luôn muốn mình trông thật quyến rũ nhưng vô tình lại gây phản cảm. Chẳng hạn như mặc các loại sơ mi cổ khoét sâu, hở ngực hoặc váy dài trên đầu gối, quần đùi,..

Ngoài ra, trang phục với chất liệu vải quá mỏng, để lộ nội y bên trong cũng sẽ phản cảm. Khách hàng và đối tác có thể có đánh giá không đúng về cá nhân đó và doanh nghiệp.

Kết hợp cùng áo quá mỏng gây phản cảm
Kết hợp cùng áo quá mỏng gây phản cảm

 

Để giải quyết được tình trạng này, chị em nên lựa chọn những bộ trang phục có chất liệu dày dặn, kín đáo. Hạn chế sử dụng đồ lót tương phản với áo mỏng ví dụ như áo trắng mỏng và áo lót màu đen,…

 

3.3 Không sử dụng dép lê, tông hay sandal

Dép lê, dép tông lào hoặc sandal là những phụ kiện chỉ dành riêng cho cuộc sống ngoài môi trường công sở bởi sự thoải mái thoải mái, dễ hoạt động. Tuy nhiên, trong môi trường công sở thì cần một sự chỉn chu nhất định. Ví dụ một nhân viên mặc sơ mi, quần âu, thắt cà vạt nhưng lại mang dép lê, tông hay sandal thì sẽ không được đẹp mắt đúng không nào?

Không nên sử dụng dép lê với các bộ trang phục công sở như vest, sơ mi
Không nên sử dụng dép lê với các bộ trang phục công sở như vest, sơ mi

 

4. Một số mẫu đồng phục đẹp cho các cấp tại công ty

4.1 Đồng phục quản lý, đồng phục lãnh đạo

Thông thường bộ phận lãnh đạo của công ty sẽ mặc áo Vest, hoặc áo sơ mi có thắt Caravat với Nam và đeo nơ đối với nữ. Nam thì mặc thêm quần tây và đi giày tây còn nữ thì mặc chân váy hoặc quần tây và đi giày cao gót.

Đồng phục quản lý, đồng phục lãnh đạo
Đồng phục quản lý, đồng phục lãnh đạo

 

4.2 Đồng phục nhân viên

Cán bộ/nhân viên của công ty sẽ mặc đồng phục áo sơ mi, đồng phục áo thun, đồng phục áo polo kết hợp cùng với quần âu công sở và đồng phục chân váy đối với nữ.

Áo đồng phục nhân viên
Áo đồng phục nhân viên

 

4.3 Đồng phục thực tập sinh, đồng phục nhân viên thử việc

Đối với thực tập sinh và nhân viên thử việc thường công ty sẽ chưa cấp phát đồng phục. Bạn nên mặc áo sơ mi trắng, áo polo kết hợp với quần tây để thêm phần chuyên nghiệp, tạo được thiện cảm đối với quản lý nhé! ^^

Đồng phục thực tập sinh
Đồng phục thực tập sinh

 

4.4 Đồng phục công ty cho bà bầu

Thường thì phụ nữ mang bầu sẽ khó mặc được đồng phục của công ty. Tuỳ vào văn hoá từng công ty, bạn có thể mặc đầm đồng phục công ty phát hoặc tự may dựa theo màu sắc và quy cách riêng của công ty.

Đầm bầu công sở
Đầm bầu công sở

 

Người ta thường có câu “Quốc có quốc pháp, gia có gia quy” nếu đã là một thành viên thuộc công ty thì đừng quên tuân thủ các quy định về đồng phục mà công ty đề ra bạn nhé! ^^

Nếu doanh nghiệp bạn đàng có nhu cầu đặt may đồng phục thì hãy liên hệ với ModaViet để nhận tư vấn và ưu đãi cực khủng ngay thôi nào.